Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Đổi mới, động lực và chính sách phát triển vùng: Lý thuyết, kinh nghiệm và Hành động

 

Năm xuất bản: 2016

       Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về phát triển bền vững và phát triển bền vững vùng; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển bền vững của quốc gia và của các vùng; tư vấn khoa học; tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực phát triển bền vững và phát triển bền vững vùng.

       Năm 2016, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Đổi mới, động lực và chính sách phát triển vùng: Lý thuyết, kinh nghiệm và Hành động”. Có thể nói, đây là một cuộc hội thảo thu hút được rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia từ các khâu viết bài, gửi bài và tham dự Hội thảo. Thành công đầu tiên của Hội thảo là đã xuất bản được cuốn Kỷ yếu Hội thảo với đúng tên theo chủ đề Hội thảo đã đưa ra. Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng xin trân trọng giới thiệu bạn đọc cuốn kỷ yếu này.

       Nội dung Kỷ yếu xoay quanh chủ đề về phát triển bền vững vùng, một trong những nội dung cốt lõi và nhiệm vụ trọng tâm chính của Viện. Kỷ yếu là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả gửi đến đã được chọn lọc và đánh giá chi tiết, khách quan. Kỷ yếu chia thành 3 phần chính, được in dưới dạng sách A4 (khổ 29 cm) do Nhà xuất bản Thế giới chịu trách nhiệm xuất bản.

Nội dung từng phần cụ thể như sau:

        Phần thứ nhất: Các vấn đề lý luận và phát triển bền vững vùng trong điều kiện hội nhập. Phần này gồm 6 bài viết của nhiều tác giả khác nhau, nội dung chủ yếu tập trung vào phần lý luận về phát triển bền vững vùng với các vấn đề cụ thể như: sinh thái công nghiệp với phát triển bền vững vùng; một số vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng liên kết vùng ở Việt Na; phát triển cụm ngành – hướng đi mới cho chính sách phát triển vùng theo hướng bền vững ở Việt Nam; liên kết kinh tế trong phát triển vùng: một số vấn đề và giải pháp; một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững văn hóa; hướng tới chính sách phát triển bền vững vùng.

       Phần thứ hai: Kinh nghiệm thực tiễn của thế giới và Việt Nam về việc xây dựng các chính sách phát triển bền vững vùng. Phần này gồm 10 bài viết của các tác giả trong và ngoài viện với những nội dung chính tập trung vào kinh nghiệm thực tiễn của thế giới và Việt Nam liên quan đến việc xây dựng chính sách phát triển bền vững vùng. Một số kinh nghiệm từ các nước như: Canada, Các mước từ EU, Mỹ, và một số nước châu Á. Thực tiễn áp dụng những kinh nghiệm từ những bài học các nước trên đến việc xây dựng các chính sách phát triển bền vững vùng được triển khai và ứng dụng trong một số vùng, tỉnh thành ở nước ta trong thời kỳ hội nhập.

      Phần thứ ba: Hành động và thực thi chính sách phát triển bền vững vùng ở Việt Nam. Phần này gồm 6 bài viết tập trung vào các nội dung chính như việc hành động và thực thi chính sách về phát triển bền vững trong các vấn đề cụ thể như: Phát triển kinh tế và những thách thức đối với phát triển bền vững Tây Nguyên; công tác quản lý nhà nước ở làng xã Việt Nam hiện nay theo hướng phát triển bền vững; tái cấu trúc kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh tạo động lực mới cho tăng trưởng; những đóng góp của khu kinh tế vào phát triển kinh tế vùng và một số định hướng chính sách; tìm đo lường nghèo đa chiều cho các vùng ở Việt Nam: kết quả từ số liệu khảo sát mức sống dân cư giai đoạn 2010-2014; thực trạng và giải pháp phát triển vùng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

      Có thể nói, với kết cấu 3 phần rõ ràng và cụ thể đã bám sát chủ đề của Hội thảo với mục tiêu đổi mới, động lực và chính sách phát triển vùng. Đây là một chủ để vẫn còn rất mới mẻ và nhiều khoảng trống cho nghiên cứu. Phát triển bền vừng vùng là sự kết nối giữa khái niệm Phát triển bền vững và các quan niệm về phát triển vùng, hay là sự kết nối giữa khái niệm gắn với tính chất nhất định (tính bền vững) và các lý thuyết gắn với không gian (vùng) [1]. Tuy nhiên các lý thuyết về phát triển vùng có thể đứng từ nhiều giác độ để nghiên cứu, song việc vận hành lý thuyết đó vào thực tiễn để có những hành động và thực thi chính sách phát triển bền vững vùng ở nước ta còn là một vấn đề lâu dài và từ rất nhiều khía cạnh khác nhau.

      Cuốn kỷ yếu hội thảo này ở một góc độ nào đó đã truyền tải được một phần không nhỏ về chủ đề phát triển bền vững vùng ở nước ta trong giai đoạn hội nhập cả về kinh tế, văn hóa và xã hội hiện nay.

       Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng xin trân trọng giới thiệu quý độc giả về nội dung cuốn sách. Hy vọng đây là cuốn tài liệu bổ ích đối với độc giả tham khảo. Mọi thông tin tham khảo chi thiết, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng theo số Điện thoại của thủ thư: Nguyễn Thị Đậm - 0986.534.092. email: dam.sdin@gmail.com.

     Ghi chú: [1] Trích khái niệm Phát triển bền vững vùng, trang 13 tại cuốn kỷ yếu này.

   Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng xin trân trọng giới thiệu quý độc giả về nội dung cuốn sách. Hy vọng đây là cuốn tài liệu bổ ích đối với độc giả tham khảo. 

    Mọi thông tin tham khảo chi thiết, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng theo số Điện thoại của thủ thư: Nguyễn Thị Đậm - 0986.534.092. email: dam.sdin@gmail.com.

       Xin trân trọng giới thiệu!

 

Nguồn: Sách có trong thư viện - Sẵn sàng phục vụ
Tác giả: Năm xuất bản 2016
Tags: Đổi mới , Động lực , Chính sách , Phát triển vùng , Kỷ yếu hội thảo
Tin liên quan