| Đầu trang tên sách ghi: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng Những người tham gia: Nguyễn Thị Thanh Hương (Chủ biên), Khúc Thị Thanh Vân, Bùi Việt Cường, Nguyễn Thị Thục, Phan Thị Song Thương, Lương Thùy Dương, Trần Minh, Nguyễn Thị Hương Giang Nxb. Khoa học xã hội, 2022 Kí hiệu kho: 24VV00002508 |
Khu công nghiệp là nơi giải quyết nhiều việc làm cho dân địa phương nơi có khu công nghiệp và thu hút nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm việc. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), tính đến tháng 3 năm 2021, trên phạm vi cả nước có khoảng 119,9 nghìn ha (trong đó, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 81,9 nghìn ha, chiếm khoảng 66,7% diện tích đất tự nhiên). Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm bảy tỉnh và thành phố: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Có thể nói đây là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp với lực lượng lao động đông đảo. Vì vậy, vấn đề an ninh công việc có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của người lao động nói chung và công nhân tại các khu công nghiệp nói riêng.
Cuốn sách “An ninh công việc của công nhân tại các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Trường hợp tỉnh Bắc Ninh (Sách chuyên khảo)” do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hương làm chủ biên được hình thành trên cơ sở nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp Bộ cùng tên do Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì. Trong nghiên cứu này đã chỉ ra 04 lý do mà an ninh công việc có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người lao động nói chung và công nhân tại các khu công nghiệp nói riêng. Nghiên cứu chỉ ra rằng đây là chủ đề thu hút được quan tâm của giới nghiên cứu và hoạch định chính sách trong thời gian gần đây như sau: (1) An ninh công việc tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến tất cả các khía cạnh của đời sống của người lao động...; (2). Nghiên cứu về việc làm và đảm bảo việc làm trong các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng, sẽ góp phần vào việc giải quyết các bài toán về thất nghiệp hiện; (3). Người lao động trong các khu công nghiệp với hơn 60% là nữ, hiện nay cũng phải đối diện với không ít vấn đề vè an ninh công việc và các vấn đề có liên quan khác. Có thể nói đây vẫn là vấn đề nóng bỏng hàng ngày đối với người công nhân tại các khu công nghiệp nếu không nghiên cứu đưa ra các giải pháp; (4). Đặc trưng của an ninh công việc đối với lao động thể hiện ở vai trò của các bên liên quan mà nghiên cứu đã chỉ ra, vì vậy vai trò của các bên liên quan chính là những phương diện cơ bản, quyết định đến việc đảm bảo an ninh công việc đối với công nhân tại các khu công nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cuốn sách được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về an ninh công việc đối với công nhân trong khu công nghiệp
Chương 2. Thực trạng an ninh công việc của công nhân tại các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Trường hợp tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Quan điểm và giải pháp chính sách đảm bảo an ninh công việc đối với công nhân tại các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Trên cơ sở kết cấu 3 chương như trên, cuốn sách góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan và đưa ra được hệ quan điểm góp phần dự báo xu hướng và đề xuất giải pháp chính sách đảm bảo an ninh công việc cho người công nhân tại các khu công nghiệp điển hình của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Bên cạnh đó, những vấn đề mà cuốn sách đặt ra và giải quyết là rất lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, ngành, lĩnh vực, nhiều hệ giá trị, nhiều quan điểm học thuật, lại gắn với một vùng đất mang tính đặc thù cao, hàm chứa nhiều yếu tố phức tạp và luôn biến động. Vì thế, các kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế và bất cập.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến độc giả và mong muốn nhận được sự chia sẻ và góp ý của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, chuyên gia trong cả nước.