Tìm kiếm

Giới thiệu sách: Việc làm và đời sống của công nhân ngành may và điện tử trong các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

20/06/2022

Bộ phận Thư viện - Phòng Quản lý khoa học

FILE_20220720_163504_Tai_lieu_63_ffc1d3fda6.pdf

Tác giả: Đỗ Tá Khánh, Nguyễn Văn Thục, Pietro Masina

Mô tả vật lý: 207 tr. (16x24cm); Nhà xuất bản: Khoa học xã hội, 2022

Vi%E1%BB%87c%20l%C3%A0m%20v%C3%A0%20%C4%91%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%91ng(1).jpg

 

 

Quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy việc đầu tư và xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Sự phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất kéo theo dòng người di cư đến làm việc, chủ yếu đến từ các vùng miền núi, nông thôn – nơi ông nghiệp hóa chưa diễn ra hoặc đời sống còn ở mức thấp. Những người di cư này đã trở thành tầng lớp công nhân mới và ngày càng đông đảo, tỷ lệ thuận với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam và sự hiện diện ngày càng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Cuốn sách “Việc làm và đời sống của công nhân ngành may và điện tử trong các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay” là kết quả của một hợp phần trong hoạt động nghiên cứu định hướng chính sách về tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam và những vấn đề có liên quan đến lao động – một trong những hoạt động chính của dự án “Nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội và công nhân” với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu. Cuốn sách gồm các phần cụ thể như sau:

Phần 1. Mở đầu

Phần 2. Đặc điểm nhân khẩu học của lao động di cư

Phần 3. Quá trình di cư của người lao động và nghề nghiệp hiện tại

Phần 4. Thu nhập, chi tiêu và dự định tương lai

Phần 5. Một số vấn đề rút ra

Với 5 phần trên, Nghiên cứu này được thực hiện trong các năm 2019 và 2020 tại ba vùng kinh tế trọng điểm với 3.000 công nhân được phỏng vấn trực tiếp. Mục tiêu thực địa này hướng tới:

1. Thu thập dữ liệu về điều kiện làm việc và đời sống của công nhân dưới tác động của tiến trình công nghiệp hóa nhanh ở Việt Nam, với lựa chọn mẫu là công nhân làm việc trong ngành may và điện tử.

2. Nghiên cứu trường hợp về công nhân làm việc trong các Khu công nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý năm bắt chế độ lao động dựa vào các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm phạm vi và cách thức tách rời giữa sản xuất và sự hình thành “hệ thống lao động di cư” trong sự phân chia giữa đô thị - nông thôn ở Việt Nam.

3. Mở ra kênh kết nối trực tiếp với công nhân nhằm giúp nhận biết tốt hơn nhu cầu và hạn chế của họ cũng như mang lại tiếng nói thực sự của họ tới các hội nghị đối thoại chính sách.

Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu còn được hình thành cơ sở cho việc xây dựng một bộ phim tài liệu cho phép phổ biến rộng rãi hơn kết quả nghiên cứu, đặc biệt mang tới sự hiện diện và tiếng nói của công nhân Việt Nam. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũng giúp nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội trong việc tổ chức các nghiên cứu, đánh giá, xây dựng khuyến nghị chính sách và vận động chính sách liên quan tới công nhân công nghiệp nói riêng và người lao động nói chung.

Với những kết quả nghiên cứu trên, hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc. Mọi thông tin chi tiết liên quan đến ấn phẩm xi vui lòng liên hệ số điện thoại 0986.534.092 (Nguyễn Thị Đậm – Cán bộ Thư viện Viện).

Xin trân trọng giới thiệu!

Các sách khác: