I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
Mỗi ngày, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cần khoảng 1.500 đơn vị máu để cung cấp cho khoảng 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố với diện bao phủ 40 triệu dân.
Năm 2019, Cả nước tiếp nhận được hơn 1,6 triệu đơn vị máu. Riêng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiếp nhận được gần 360.000 đơn vị máu. Trong đó, nhóm máu o chiếm 45%, nhóm máu B chiếm 30%, nhóm máu A chiếm 20%, nhóm máu AB chiếm 5%. Tuy nhiên, lượng máu này mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu cấp cứu, điều trị. Tình trạng thiếu nguồn người hiến máu thường xảy ra vào dịp hè và Tết Nguyên Đán, đặc biệt là tình trạng thiếu máu nhóm o, nhóm A diễn ra vào nhiều thời điểm trong năm. Bên cạnh đó, các thành phần của máu cũng chỉ có khoảng thời gian sống nhất định, tối đa là 43 ngày nên việc điều tiết lượng máu tiếp nhận đều trong các tháng là rất quan trọng.
Dịp sau Tết Nguyên Đán 2020, diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona khiến cho các bệnh viện trên cả nước rơi vào tình trạng khan hiếm máu trầm trọng do giảm số lượng người người đến tham gia hiến máu. Ví dụ:
Trong 13 ngày từ 23/1 đến 4/2/2020: Viện Huyết học - Truyền máu TW chỉ tiếp nhận được tổng cộng 875 đơn vị máu. Cùng thời điểm sau Tất năm 2019, trong 11 ngày (từ 11- 21/2/2019), Viện chỉ tiếp nhận được 3.393 đơn vị máu.
Cũng từ ngày 31/1 đến 10/2: Viện đã cung cấp 13.241 đơn vị máu và chế phẩm máu cho 103 hênh viện tại 20 tinh, thành phổ. Riêng nhóm A chỉ có thể đáp ứng được 1/3 nhu cầu cấp cứu và điều trị.
Lợi ích của việc hiến máu tình nguyện
Kiểm tra định kỳ, theo dõi sức khỏe: Khi tham gia hiến máu, người hiển máu sẽ được kiểm tra mạch, huyết áp, lượng hồng cầu trong máu, vi rút viêm gan B. Vậy nên, hiến máu cũng là một cách kiểm soát sức khoẻ định kỳ cho người hiến máu.
Một lần gửi máu vào ngân hàng: Mỗi một lần hiến máu là một lần gửi vào ngân hàng máu; khi người hiến máu cần nhận máu, họ sẽ được bồi hoàn máu miễn phí. Như vậy, hiến máu vừa cứu người, vừa là cách “bảo hiểm” sức khỏe cho chính mình.
Hiến máu làm giảm quả tải sắt: Đây là một lợi ích sức khoẻ quan trọng của hiến máu. Theo các nghiên cứu, hiến máu làm giảm lượng sắt dư thừa và những người hiến máu thường xuyên sẽ giảm quá tải sắt trong cơ thể.
Hiến máu làm giảm nguy cơ xuất hiện đột quỵ tìm mạch: Theo y học, lượng sắt dư thừa là tác nhân ừong việc gây ra các bệnh lý tim mạch. Đây là vấn đề rắc rối ở tất cả đàn ông và những phụ nữ mãn kinh, riêng phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì loại bỏ một phần lượng sắt dư thừa qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Vậy nên hiến máu khi tuổi còn trẻ thì việc giảm dự trữ sắt có ảnh hưởng tích cực tới việc giảm tỷ lệ các cơn đột quỵ tim mạch. Điều này càng rõ rệt ở những người hiến máu thường xuyên: sau 10 năm tỷ lệ các vấn đề tim mạch là 6,3 % ở người hiến máu và là 10,5% ở nhóm không hiến máu.
II. THÔNG TIN VỀ ĐĂNG KÍ HIẾN MÁU TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Điều kiện hiến máu
Người tham gia hiến máu có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi; cân nặng từ 45kg trở lên với nam và từ 42kg trở lên đối với nữ.
Người tham gia hiến máu có sức khỏe tốt, có mạch và huyết áp bình thường, không quá cao cũng như không quá thấp, không mắc bệnh nguy hiểm nào (đặc biệt là về máu).
Người tham gia hiến máu không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HTV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, chu kỳ kinh nguyệt, điều hòa kinh nguyệt, đang cho con bú không được hiến máu.
Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C và các virus lây qua đường truyền máu thì không hiến máu.
Thời gian giữa hai lần hiến máu là 12 tuần.
Quy trình hiến máu tình nguyện
Bước 1: Sử dụng khẩu trang cá nhân khi tham gia hiến máu
Bước 2: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi đăng ký
Bước 3: Đăng ký tham gia hiến máu
Bước 4: Khám và tư vấn sức khoẻ
Bước 5: Xét nghiệm máu
Bước 6: Hiến máu
Bước 7: Nghỉ, ăn nhẹ, nhận Quà tặng và Giấy chứng nhận
Tại các điểm hiến máu, Viện Huyết học - Truyền máu TW sẽ thực hiện các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế: Đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang và tạm dừng tiếp nhận máu ở những người có các biểu hiện sốt, ho, đau họng.
Những lưu ý trước và sau khi hiến máu
Trước khi hiển máu:
Trước ngày hiến máu không thức quá khuya, không uống rượu bia.
Nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn đồ ăn có nhiều đường, mỡ.
Mang theo CMND hoặc giấy tờ tùy thân (có dán ảnh) khi đi hiến máu.
Sau khi hiển máu:
Uống nhiều nước sau khi hiến máu. Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.
Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường. Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn. Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.
Tránh các hoạt động, các trò chơi mang tính đối kháng, đòi hỏi nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao... không thức quá khuya, không uống rượu bia trong 1-2 ngày đầu sau khi hiến máu.
Quyền lợi của người hiến máu: Người hiến máu được hường các chế độ đối với người hiến máu tình nguyện theo Thông tư số 20/2018/TT-BYT của Bộ Y tế như sau:
Được khám, tư vấn sức khoẻ, được kiểm tra các xét nghiệm: Huyết sắc tố, Viêm gan B ngay trước khi hiến máu.
Người hiến máu tình nguyện sẽ được nhận:
Suất ăn tại chỗ trị giá là 30.000 đồng/người hiến máu.
Quà tặng bằng hiện vật: Người tình nguyện hiến thể tích máu 250ml quà 100.000 đồng; 350ml quà 150.000 đồng, 450ml quà 180.000 đồng.
Khoản kinh phí hỗ trợ đi lại là 50.000 đồng/người hiến máu.
Ngoài các khoản hỗ trợ trên, mỗi CCVCNLĐ tham gia hiến máu được Viện Hàn lâm hỗ trợ 100.000 đồng/người.
Nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
Được xét nghiệm nhóm máu (hệ A,B,0 và Rh); Các virut lây qua đường truyền máu: HIV, Viêm gan B, Viêm gan c, Giang mai và sốt rét.
Được bồi hoàn máu tối đa bằng số lượng máu đã hiến tại các bệnh viện công lập trên toàn quốc, ngoài ra người hiến máu được ưu tiên trong việc nhận máu khi cần truyền máu.
Được tôn vinh, biểu dương theo quy định.
(Đoàn Thanh niên)