Vai trò của vốn xã hội trong phát triển cơ sở hạ tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới: trường hợp xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phương, Thành phố Hà Nội

      Đặt vấn đề

     Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) được triển khai từ năm 2009 với 11 xã thí điểm hướng tới phát triển nông thôn toàn diện với nhiều nội dung và bao trùm nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội nông thôn1. Xây dựng NTM cần nguồn lực đầu tư lớn và chủ yếu được huy động từ cộng đồng dân cư. Được hỗ trợ một phần từ nguồn vốn ngân sách khi thực hiện, nhưng so với các xã điểm, những thay đổi về cơ chế hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách khiến các xã triển khai sau này sẽ nhận được ít hơn hỗ trợ từ ngân sách, do đó việc thực hiện sẽ chủ yếu dựa trên nguồn lực huy động từ cộng đồng. Những khó khăn hiện tại của khu vực nông thôn khiến việc triển khai cần phải có những lựa chọn mục tiêu, bước đi phù hợp khi việc thực hiện chương trình, hướng tới hoàn thành là xã nông thôn mới theo các tiêu chí về NTM.
     Về mặt lý luận, hiện nay, vai trò của cộng đồng trong việc đảm bảo tính khả thi và tính bền vững của các tiêu chí về cơ sở hạ tầng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Việc xem xét, làm rõ về mặt lý luận mối quan hệ giữa lợi ích của các bên liên quan của việc đảm bảo thực hiện bền vững các tiêu chí về cơ sở hạ tầng và làm rõ các kênh tác động đến sự hoàn thành và bền vững các tiêu chí này sẽ là một khía cạnh mà bài viết sẽ đề cập đến.
      Về mặt thực tiễn, với các xã thí điểm của Trung ương, của tỉnh/thành phố sẽ nhận được rất nhiều hỗ trợ về cơ chế, kinh phí, sự quan tâm, đôn đốc của các cấp, và các xã này thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số 9.014 xã (tính đến tháng 5/2015). Với các xã còn lại, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương chỉ dao động trên dưới 70% sẽ là một thách thức lớn đối với việc triển khai các hạng mục của NTM. Một trong những yêu cầu đối với Chương trình nông thôn mới (NTM) là tính bền vững của Chương trình, bao gồm trong đó là chất lượng của các tiêu chí và tính bền vững của các tiêu chí NTM. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là các địa phương huy động sự tham gia của các bên liên quan như thế nào để có thể hoàn thiện và đảm bảo được tính bền vững của các tiêu chí về cơ sở hạ tầng sau khi cán đích thành xã đạt NTM?
      Trong bối cảnh chính sách và thực tiễn nói trên, bài viết “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình xây dựng NTM: trường hợp xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội” có ý nghĩa cấp thiết về mặt thực tiễn và lý luận. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu vai trò vốn xã hội trong xây dựng Nông thôn mới sẽ giúp chúng ta sẽ hiểu sâu hơn về các mối quan hệ và các thể chế của địa phương, vai trò của chúng đối với phát triển nông thôn, đặc biệt là trong thực hiện các tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 

     Về mặt lý luận, quá trình xây dựng Nông thôn mới cũng là một “phòng thí nghiệm” cho phép nhận diện lại những nguyên tắc lý luận và nội dung của vấn đề vốn xã hội. 

Chi tiết xin xem file đính kèm


Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
Tags: Vốn xã hội , Cơ sở hạ tầng , Nông thôn mới , Hà Nội , Việt Nam
Tin liên quan