Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp Viện Hàn lâm gồm: 07 thành viên, Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Hai thành viên phản biện gồm: GS.TS. Lê Hồng Lý, Viện Nghiên cứu Văn hóa; PGS.TS. Từ Thị Loan, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam; GS.TS. Hồ Sĩ Quý, Viện Thông Tin Kho học xã hội; PGS.TS. Trần Thị An, Ban Quản lý khoa học; TS. Từ Mạnh Lương, Vụ KHCN&MT, Bộ VHTT&DL; PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện NC Phát triển bền vững Vùng. Ngoài ra, tham dự buổi nghiệm thu còn có đại diện Ban Quản lý khoa học, Ban Kế hoạch tài chính.
Mục tiêu của Đề tài nhằm nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của thay đổi định hướng giá trị văn hóa trong phát triển bền vững vùng giai đoạn 10 năm qua, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế dưới tác động của toàn cầu hóa. Trong bối cảnh mới, phân tích các giải pháp từ quan điểm văn hóa nhằm phát triển nhanh và bền vững vùng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030.
Kết cấu Đề tài gồm 3 chương với các nội dung chính như sau:
Chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận về chuyển đổi định hướng giá trị trong phát triển bền vững.
Chương 2, chủ nhiệm đề tài nêu thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới theo định hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở những vấn đề lý thuyết đặt ra về chuyển đổi định hướng giá trị đến phát triển bền vững ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chương này tập trung lý giải những chuyển đổi trong định hướng giá trị đến các mục tiêu phản ánh tính bền vững và những vấn đề đặt ra trong chuyển đổi định hướng giá trị đến các mục tiêu phát triển bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3 kết luận và khuyến nghị - từ quan điểm văn hóa, phân tích những chiều cạnh của sự phát triển , đã chỉ ra những giá trị và giá trị ưu tiên là cơ sở cho hành vi của con người. Để phát triển bền vững nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đề tài đã đưa ra một số khuyến nghị: Nâng cao kiến thức và củng cố thái độ tích cực hướng đến các lĩnh vực của phát triển bền vững về kinh tế, về xã hội, về văn hóa và môi trường; phổ cập hóa khái niệm phát triển bền vững cho cán bộ chính quyền các cấp, doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh đổi mới kinh tế nhằm hình thành và hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; cải cách thể chế và nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xã hội; nâng cao vai trò hoạt động của công tác thông tin - giáo dục - truyền thông về phát triển bền vững nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ và hành vi hướng đến phát triển bền vững trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đánh giá đạt.
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng